Hướng dẫn cách sơ cứu một số tai nạn thường gặp

  • 08-10-2012
  • /
  • Quản trị website
  • 1983
Trong học tập và sinh hoạt thường xảy ra những tai nạn nặng hoặc nhẹ. Để tránh xảy ra những tổn hại không cần thiết về sức khỏe, mọi người cần biết cách xử lý kịp thời, đơn giản để tự điều trị hoặc trước khi đưa đến cơ quan y tế.
Hướng dẫn cách sơ cứu một số tai nạn thường gặp
Dưới đây xin hướng dẫn cách sơ cứu một số trường hợp thường gặp:
1. Vết thương chảy máu do trầy xước:
- Là những tổn rách da nông hoặc sâu do các tác động từ bên ngoài làm da bị trầy xước, chảy máu hoặc chảy huyết tương. Trường hợp này tự điều trị, không cần đến cơ quan y tế.
- Cách điều trị: rửa sạch vết thương bằng I-ốt, cồn hoặc thuốc đỏ. Dùng băng vô trùng cầm máu (lưu ý, khi băng phải ép cố định 2 mép da vào nhau cho mau liền). Chỉ thay băng khi vết thương thấm dịch. Uống kháng sinh Ampicillin 0,5g (ngày 4 viên chia hai lần trong 3 đến 5 ngày).
2. Bong gân:
- Là tổn thương dây chằng bao khớp ở các mức độ khác nhau. Bong gân gây đau đớn khi cử động, đau một điểm, một vùng nhất định, ấn trực tiếp rất đau. Sưng ngay sau khi bị bong gân. Người bị bong gân không cử động được ở vùng khớp bị tổn thương và các khớp xung quanh.
- Các khớp đều có thể bị bong gân nếu có những hoạt động quá mức, bất thường. Những trường hợp thường gặp:
Do vấp ngã, quệt mu ngón chân xuống đất gây bong gân ở dưới cổ chân và mu bàn chân (thường gặp).
Cổ tay bị gập quá mức làm bong gân phía mu bàn tay.
Ngón tay khi bị bẻ ngang quá mức gây vẹo một bên.
Ngã ở tư thế bất thường làm cẳng chân bị bẻ ra ngoài hoặc bẻ vào trong gây bong gân đầu gối.
- Cách sơ cứu và điều trị tại nhà:
Sử dụng băng thun hoặc băng vải quấn vào vùng bị bong gân. Dùng túi vải bọc nước đá chườm hoặc áp vào vùng khớp bị sưng. Tuyệt đối không dùng các loại rượu, dầu nóng để xoa bóp sẽ làm giãn dây chằng bao khớp. Không được hoạt động khu vực tổn thương khoảng 10 ngày.
Nghỉ ngơi chăm sóc tại nhà. Uống thuốc giảm đau Aspirin hoặc Alaxan ngày 3 viên chia 3 lần, dùng thuốc không quá 3 ngày.
Nếu nặng phải đến cơ sở y tế gần nhất.
3. Sai khớp:
- Còn gọi là trật khớp. Do các hoạt động mạnh, đột ngột, trái với sự vận động của khớp làm sai lệch ở các ổ khớp. Thường gặp ở khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng…
- Sai khớp gây đau như bong gân do thay đổi vị trí bình thường của khớp gây sưng nề, làm gồ cao hơn, sờ có thể thấy các đầu xương chồi ra hoặc lõm vào so với bình thường.
- Khi bị sai khớp, cần tạm giữ nguyên vị trí nơi bị đau và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý.
Trên đây là cách xử lý những tai nạn thường gặp. Khi tình huống xảy ra, cần bình tĩnh sơ cứu và biết cách điều trị theo hướng dẫn, tránh luống cuống, vội vàng hoặc áp dụng các phương pháp khác sẽ dễ dẫn tới hậu quả đáng tiếc.
Hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2011 - 2012, khối thi đua Công đoàn các trường học trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Bài viết trước

Hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2011 - 2012, khối thi đua Công đoàn các trường học trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
CÁC HOẠT ĐÔNG QUYÊN GÓP ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO MIỀN BẮC BỊ THIỆT HẠI DO BÃO SỐ 3 GÂY RA

Tin tiếp theo

CÁC HOẠT ĐÔNG QUYÊN GÓP ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO MIỀN BẮC BỊ THIỆT HẠI DO BÃO SỐ 3 GÂY RA

Bài viết liên quan